Tưới thanh long
Dự án trồng Thanh long |
![]() |
Một hộ cho biết: "Phương pháp tưới nhỏ giọt rất hiệu quả, vì ít tốn kém thời gian, chi phí, cây trồng được tưới đủ nước". Theo phân tích của ông, nếu trước đây, phải đặt máy bơm hút nước tưới cả ngày trên một sào đất (gọi là tưới tràn), phải mất khoảng 100 lít nước/ngày/gốc cây thanh long, nhưng không hiệu quả vì thời tiết nắng nóng, nước bốc hơi nhanh, cho nên lượng nước thấm vào rễ không nhiều. Còn tưới nhỏ giọt tận gốc, chỉ 20 lít nước/cây là đủ. Trước đây, mỗi ngày phải bơm nước hai lần, mỗi lần từ ba đến bốn giờ, nay chỉ bơm một giờ là đủ tưới cho một sào. Ngoài tiết kiệm nước, công lao động, phân bón, điện, hệ thống tưới nhỏ giọt tập trung nước tưới tận gốc cây, không bị tràn ra ngoài đất trống, cho nên hạn chế cỏ dại phát triển, nông dân không mất thời gian, công sức làm cỏ như trước. Tưới nhỏ giọt cho cây thanh long tại Bình Thuận, thực hiện năm 2012 Nhiều nông dân cho biết, mô hình tưới nước tiết kiệm đã giúp bà con nâng cao năng suất cây trồng từ 25 đến 50%, so với "tưới tràn" trước đây. Tưới phun mưa hoặc nhỏ giọt thì nước được tưới đều cả khu đất và nông dân có thể tưới nhiều lần trong ngày, giảm được từ 40 đến 60% lượng nước tưới hoang phí, tiết kiệm từ 40 đến 60% chi phí điện để chạy máy bơm nước do thời gian tưới ngắn hơn. Riêng các hộ có sử dụng thiết bị châm phân trực tiếp vào hệ thống tưới tiết kiệm từ 30 đến 40% lượng phân bón. Ngoài ra, trong điều kiện bình thường, việc tưới phun vào buổi sáng sớm cũng như chiều tối còn hạn chế được nhiều loại sâu hại, giúp nông dân hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật mà chất lượng sản phẩm vẫn cao hơn. |